Diệp hạ châu là cây gì?
Diệp hạ châu có tên khoa học là Phyllanthus urinaria hay còn có tên gọi khác là cau trời, cây chó đẻ hoặc cây chó đẻ răng cưa. Diệp hạ châu có vị đắng, là thực vật thân thảo
Diệp hạ châu là cây có hoa, hoa cái mọc đơn độc ở dưới cành còn hoa đực mọc ở nách cây gần với phần ngọn. Về phần vỏ cây diệp hạ châu có màu hồng, gốc có nhiều nhánh. Lá của cây diệp hạ châu mọc thành 2 dãy đối xứng với nhau trên cành con. Cây có tuổi thọ khá ngắn chỉ sống được trong một năm
Khu vực phân bố của cây chủ yếu ở các khu vực có khí hậu nhiệt đới như Lào, Trung Quốc, Nam Mỹ, Bhutan, Việt Nam,Ấn Độ, Đài Loan,…
Diệp hạ châu có tác dụng gì?
Công dụng chữa bệnh của cây Diệp hạ châu
Bệnh Gan: Nhiều công trình nghiên cứu của trong nước và cả nước ngoài (Ấn Độ, Nhật Bản…) đã chứng minh công dụng giải độc gan và điều trị bệnh viêm gan, đặc biệt là viêm gan siêu vi B của các hoạt chất có trong Diệp hạ châu. Một số chế phẩm từ Diệp hạ châu cũng đã được phân phối ra thị trường như bột Phyllanthin của nhóm nghiên cứu của Trần Danh Việt, Nguyễn Thượng Dong (Viện Dược Liệu 2001), Hepamarin của nhóm nghiên cứu Lê Võ Định Tường (Học Viện Quân Y 1990 – 1996)…
Mẩn ngứa: diệp hạ châu còn dùng để chữa tưa lưỡi, mụn nhọt, viêm da, mẩn ngứa, lở loét.
Chữa bệnh tiểu đường: theo một số nghiên cứu trên Diệp hạ châu vào khoảng những năm 1995, cho thấy tác dụng hạ đường huyết đáng kể, hạn chế tối đa lượng đường hấp thụ qua đường ăn uống và cải thiện glucose. Khi dùng thuốc trên những bệnh nhân đái tháo đường trong 10 ngày.
Bệnh đường tiêu hóa: theo nhân gian thì diệp hạ châu là một vị thuốc để chữa và các bệnh đường tiêu hóa như tiêu chảy, viêm dạ dày, kích thích ăn ngon,…
Bệnh dạ dày: loài cây này có tác dụng rất tốt trong việc bảo vệ dạ dày bởi nó làm giảm lượng acid tiết ra. Bên cạnh đó, diệp hạ châu còn có công dụng điều trị các vết loét của dạ dày cũng vô cùng hiệu quả
Giúp tăng cường hệ miễn dịch: Năm 1992, nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện ra tác dụng ức chế phát triển HIV-1 của cao lỏng Phyllanthus niruri do ngăn chặn sự nhân lên của virus HIV.
Ngăn chặn các bệnh ung thư: Hoạt chất polyphenol có trong cây diệp hạ châu có tác dụng ngăn chặn sự xâm nhập của tế bào ung thư, làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư và phòng tránh một số loại ung thư phổi hay ung thư vú di căn.
Kỹ thuật trồng trọt
1.Chọn đất trồng
Diệp hạ châu là cây ưa sáng , ưa ẩm nhưng không chịu được ngập úng. Cây diệp hạ châu đắng thích hợp với nhiều loại đất, đất trồng tốt nhất là đất tơi xốp, nhiều mùn và giầu dinh dưỡng, đất đủ ẩm và thoát nước tốt. Có thể trồng ở cả vùng đồi thấp, trung du, miền núi. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng là 25 – 30 oC.
Chọn đất có độ PH từ 5,5 – 7,5, đất dốc < 15o hoặc có thể trồng dưới tán – độ che phủ < 20%.
2.Giống và kỹ thuật làm giống
– Tuy có thể nhân giống bằng thân cành, nhưng trong sản xuất chủ yếu nhân giống bằng hạt. Thời vụ gieo hạt tốt nhất vào mùa xuân, các mùa khác cũng gieo được nhưng cây sinh trưởng và phát triển kém.
– Lượng giống sử dụng cho 1 ha là từ 2 – 3 kg.
3.Thời vụ trồng
Ở miền Bắc, thời vụ thích hợp nhất để trồng diệp hạ châu đắng từ tháng 4 – 10. Cây con mọc từ hạt vào cuối mùa xuân sinh trưởng nhanh trong mùa hè và tàn lụi vào giữa mùa thu. Nếu trồng diệp hạ châu đắng muộn hơn, cây hay bị nhiễm phấn trắng làm giảm năng suất và chất lượng dược liệu.
Ở miền Trung và miền Nam có thể trồng quanh năm ( do không bị giai đoạn có nhiệt độ quá thấp).
4.Kỹ thuật làm đất
– Đất trồng diệp hạ châu đắng ở vùng đồng bằng hoặc nơi bằng phẳng được cày bừa kỹ, tơi xốp, đánh luống rộng 0,9 – 1,2m, cao 15 – 20cm, rãnh rộng 30 – 40cm, thoát nước tốt.
– Nếu trồng ở vùng đồi dốc có thể đánh luống theo đường đồng mức hoặc trồng xen dưới tán, có thể làm luống hoặc không, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo ruộng trồng thoát nước tốt.
5. Mật độ và khoảng cách trồng
Tùy thuộc vào dinh dưỡng đất trồng để lựa chọn mật độ trồng thích hợp.
Mật độ 250.000 cây/ha, trồng khoảng cách 15 x 20cm
Hoặc mật độ 300.000 cây/ha, trồng khoảng cách 15 x 15cm.
6.Kỹ thuật trồng và chăm sóc
Có thể gieo vãi hoặc gieo theo rạch, cách nhau 15cm. Về sau tỉa định cây, giữ khoảng cách giữa các cây từ 10 – 15cm. Trong quá trình cây sinh trưởng cần thường xuyên làm cỏ, xới xáo, tưới nước đủ ẩm và bón 150 – 200kg/ha u rê chia làm 2 -3 lần bón thúc cho cây.
Sâu bệnh :Chưa phát hiện sâu bệnh gì đáng kể.
7.Thu hoạch và sơ chế
Thu hoạch: dược liệu thu hoạch sau khi trồng từ 2,5 – 3 tháng. Có thể thu hái quanh năm nhưng tốt nhất là vào mùa hè. Cắt toàn bộ phần thân lá trên mặt đất.
Sơ chế: thu hái về rửa sạch, dùng tươi hoặc cắt thành đoạn ngắn 2 – 4 cm, phơi hoặc sấy khô.
Địa chỉ mua giống cây Diệp Hạ Châu
Vườn ươm thảo dược Tam Đảo – Chuyên bán buôn, bán lẻ cây giống dược liệu quý hiếm
Tại Tam Đảo: Khu 3, Tam Quan, Tam Đảo, Vĩnh Phúc
Điạ chỉ tại Hà Nội:
277 Đ. Phú Diễn, Phú Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội 100000, Việt Nam.
Hotline: 0987628926
Website: thaomoctamdao.com
Xem thêm: