Cây Đinh Lăng là cây gì ?
Đinh lăng có tên gọi khác: Cây gỏi cá, sâm nam …
Thuộc họ: Ngũ gia bì Araliaceae.
Bộ phận dùng: Toàn thân (củ, thân cây, lá cây).
Thành phần hóa học: (Theo Đỗ Tất Lợi) thành phần có alkaloid, glucozid, saponin, flavonoid, tannin, vitaminB1, acid amin …
Trước đây người dân thường trồng làm cảnh ở góc hè. Khoảng 15 năm gần đây khi người dân bắt đầu biết đến tác dụng của đinh lăng thì phong trào trồng và thu hoạch đinh lăng làm thuốc mới nhiều.
Công dụng chính của đinh lăng nếp
- Giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng, giảm căng thẳng mệt mỏi: Rễ cây thuốc có tính mát, thích hợp để sử dụng như trà, có nhiều dinh dưỡng tốt bổ sung cho cơ thể, tăng cảm giác thư giãn, giảm thiểu suy nhược cơ thể.
- Đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh những tác dụng dược lý quan trọng của đinh lăng tương tự như sâm Việt Nam, trong đó có tác dụng tăng cường chức năng gan và bảo vệ tế bào gan
- Giúp bồi bổ cho sản phụ, lợi sữa: Phụ nữ dùng nước sắc cây thuốc giúp lượng sữa tiết dồi dào, tăng chất lượng sữa, khỏe người và phòng ngừa các trường hợp tắc tia sữa hay căng tức ngực.
- Phòng bệnh co giật ở trẻ em: Trà đinh lăng có nhiều alkaloid và các axit amin bổ trợ cho giấc ngủ trẻ em ngon hơn, sâu hơn, không bị giật mình, không đổ mồ hôi trộm.
- Đây vị thuốc chữa bệnh ho lâu ngày.
- Tác dụng bổ máu, phòng ngừa bệnh thiếu máu.
- Giúp làm lành vết thương, chữa sưng đau cơ khớp: Hoạt chất trong dược liệu giúp kháng viêm, giảm đau, cắt cơn đau xương khớp do hoạt động nhiều, do tuổi cao hay do các bệnh viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm trùng, Gout, loãng xương…
- Chữa nhức đầu, đau tức ngực, sốt lâu ngày.
- Chữa liệt dương: Rễ đinh lăng nếp sử dụng thay trà hàng ngày, hay ngâm rượu giúp tăng cường chức năng sinh lý, tăng chất lượng tinh trùng, bổ thận tráng dương hiệu quả.
Xem thêm: